Khách sạn Buôn Ma Thuột

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DU LỊCH TÂY NGUYÊN

KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN – BUÔN MA THUỘT

TAYNGUYEN TRADE - TOURISM JOINT STOCK COMPANY
Add: 108-110 Lý Thường Kiệt, Tp Buôn Ma Thuột, DakLak
Tel: 0500.3851009 - 3851010 - 3851011 - 3851012
Fax: 0500.3852250


Phòng kinh doanh: Đức

- Nhận yêu cầu đặt phòng, tiệc, cung cấp bảng giá bán sỉ-lẻ rượu, bia, nước giải khát các loại.
E-mail: taynguyenhotel@gmail.com - duc090977@gmail.com

NHÀ PHÂN PHỐI

Chuyên cung cấp sỉ, lẻ Bia, Rượu, Nước giải khát

- Bia Sài Gòn các loại

- Bia Heineken, Tiger, Larue các loại

- Nước ngọt Pepsi

- Nước ngọt Cocacola

- Nước khoáng thiên nhiên Vital

Điện thoại đặt hàng và ký kết hợp đồng tiêu thụ: 0903584945 (A. Hạnh Giám đốc)

GIÁ PHÒNG NGỦ NĂM 2012

Loại phòng

Khách Việt Nam

(VND/phòng/ngày)

Khách nước ngoài

(VND/phòng/ngày)

Ghi chú

Phòng 1 khách

250.000

300.000

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 1 sao

Phòng 2 khách

340.000

400.000

Phòng 3 khách

390.000

460.000

Phòng 4 khách

520.000

- Giá trên bao gồm ăn sáng, VAT.

- Thời gian trả phòng là 12h

- Với khách đoàn đi với số lượng đông vui lòng liên hệ trực tiếp tiếp tân hoặc phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết giá ưu đãi với khách đoàn.

NHÀ HÀNG

Phục vụ tiệc liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị và cơm thường cho khách đoàn. Phục vụ điểm tâm sáng, café giải khát hàng ngày.

Giá tiệc: 180.000VND -> 300.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Cơm thường: 60.000VND -> 80.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Ăn sáng: 25.000VND/pax. (gồm; Bún bò-giò, Hủ tiếu, hủ tiếu bò kho, Bánh canh…phục vụ hàng ngày)

Gải khát: 10.000VND/ly (Áp dụng cho tất cả đồ uống)

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết thực đơn các loại

Nhà hàng – Khách sạn Tây Nguyên rất hân hạnh được phục vụ

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Nét đẹp trong kiến trúc nhà mồ Tây Nguyên

"...Hãy về lại đây đi, hỡi những hồn lúa, hồn bắp, hồn heo, hồn gà, hồn trâu hồn bò, và cả những hồn người nữa. Hãy về đi đừng hoảng, đừng chạy trốn đi nơi khác. Chúng tôi đã chia cho ma tất cả mọi thứ và ma đã đem đi rồi. Hỡi những hồn lúa, hồn bắp, hồn heo, hồn gà, hồn trâu hồn bò, và cả những hồn người nữa, hãy về nhà đi, đừng sợ….”
Lời cúng gọi hồn hòa trong ánh lửa rừng cháy bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ nhấp nhô tạo nên không khí linh thiêng và trang nghiêm nơi núi rừng huyền bí. Lên miền đất đỏ Tây Nguyên vào mùa khô, khoảng tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, người ta có thể thấy không khí vừa rộn rã vừa linh thiêng ấy trong lễ hội bỏ mả của người Gia-rai và Ba-na rải rác khắp một vùng Bắc Tây Nguyên rộng lớn.
Linh hồn của lễ hội bỏ mả chính là nhà mồ, người Gia-rai và Ba-na gọi là bơxat (nhà của ma). Mọi hoạt động lễ hội diễn ra tập trung xung quanh không gian nhà mồ mà người Gia-rai và Ba-na đã dày công xây dựng hàng tháng trời trước khi lễ hội bỏ mả được tổ chức.
72.jpg
Tượng nhà mồ Tây nguyên 

Theo quan niệm của người Gia-rai và Ba-na thì người chết có linh hồn biến thành ma (atâu). Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quất gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dương thế, không siêu thoát được. Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả. Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì linh hồn mới được siêu thoát, trở về với thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng, không còn lưu luyến gì với cuộc sống trước đây, mà người sống cũng yên tâm trở về làm ăn với ý nghĩ hồn ma đã yên nghỉ, không còn lẩn quất và quấy phá dương gian.
Trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai và Ba-na vào rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ được xây dựng tập thể, người già có nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn. Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người. Ví dụ: 1 hapa (một sải tay); 1 hlok (1 cánh tay); 1 hagan (1 bàn tay)…. Lấy con người làm trung tâm, làm hệ thống đơn vị đo lường đã cho thấy việc coi tầm vóc con người là chuẩn mực, đề cao vẻ đẹp con người đó cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật và kiến trúc dân gian Tây Nguyên. Trong kiến trúc, một trong những nét nghệ thuật là ở chỗ những công trình lớn thường được thiết kế sao cho kiểu dáng nhẹ nhàng thanh thoát, thì các công trình nhỏ lại có dáng dấp hoành tráng đồ sộ. Những ngôi nhà mồ Tây Nguyên chính là những công trình nhỏ mà dáng vẻ lại hoành tráng đồ sộ, mang tầm khái quát cao. Điều đặc biệt là kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa…Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
Quanh nhà mồ là một hàng rào có trang trí tượng gỗ. Những tượng gỗ này có nội dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người dân tộc Gia-rai và Ba-na. Những tập hợp tượng mồ hiện đại có cả hình cảnh sát, máy bay, xe máy….Cổ hơn một chút là tập hợp những tượng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một cuộc sống ở bên kia thế giới. Đó là hình ảnh một cặp nam nữ đang trong tư thế tín giao, hình người đàn bà chửa, hình người ngồi trong tư thế hài nhi, hình người mẹ bồng con… tất cả diến tả một sự kết hợp âm dương để sinh thành nên sự sống. Những tập hợp tượng mồ phong phú ấy tạo nên một bảo tàng chân thực về cuộc sống của người Gia-rai và Ba-na xưa, trở thành những pho sử sống động có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Tượng được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động, mộc mạc mà chân thực, mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa. Theo các nhà nghiên cứu thì những tập hợp tượng gỗ xung quanh nhà mồ có tác dụng tô điểm, làm cho buổi lễ bỏ mả sinh động hơn, cũng có thể đó là hình ảnh diễn tả những người đi theo hầu hạ người chết bởi vì người Gia-rai và Ba-na cũng quan niệm có thế giới của những linh hồn mà ở đó người ta sinh hoạt giống như cuộc sống dương gian. Những bức tượng này được người nghệ sỹ dân gian chạm đẽo để chuẩn bị cho lễ bỏ mả, sau lễ bỏ mả thì giữa người sống và người chết coi như không còn sợi dây liên lạc. Nhà mồ bị lãng quên, bỏ lại giữa rừng cho thời gian và mưa nắng. Chính vì thế mà khó có thể tìm thấy một nhà mồ có tuổi đời trên 10 năm, bởi vì sau khi bị bỏ hoang thì các nhà mồ bị hư hỏng dần. Những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc theo nó cũng bị mưa nắng bào mòn. Song, những công trình sử dụng nhất thời đối với đồng bào Tây Nguyên lại có giá trị nghệ thuật và văn hóa vô giá đối với những nhà nghiên cứu, bởi hiếm có dạng kiến trúc nào lại tập trung vào mình nhiều lĩnh vực nghệ thuật dân gian như là kiến trúc nhà mồ. Những mái nhà, tường nhà là những tấm phên đan và được trang trí hình vẽ rất sinh động với màu sắc rực rỡ. Bên trong nhà mồ là những sản phẩm gốm, các công cụ lao động mà người sống gửi lại cho người chết. Hàng rào bao bên ngoài là tập hợp tượng mồ đầy huyền bí và mang nặng triết lý nhân sinh. Những nghi lễ diễn ra xung quanh không gian nhà mồ đầy linh thiêng cũng là tập hợp những hoạt động văn nghệ dân gian như ca hát, nhảy múa, cồng chiêng, cúng tế, nấu ăn…của người Gia-rai và Ba-na. Tất cả kết hợp hài hòa, trở thành một pho sử sống vô cùng quý giá.
Mảnh đất Tây Nguyên miền Trung Tổ quốc là mảnh đất văn hóa độc đáo. Những nét đẹp văn hóa dân gian Tây Nguyên trong đó có nét đẹp của lễ hội bỏ mả và kiến trúc nhà mồ cần được quan tâm chăm sóc và bảo tồn.
Nguồn: quehuongonline.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI
Nước khoáng thiên nhiên Vital

Bia Sài Gòn các loại

Nước ngọt Pepsi

Sản phẩm rượu Bình Tây

Nước ngọt Chương Dương

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên