Khách sạn Buôn Ma Thuột

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DU LỊCH TÂY NGUYÊN

KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN – BUÔN MA THUỘT

TAYNGUYEN TRADE - TOURISM JOINT STOCK COMPANY
Add: 108-110 Lý Thường Kiệt, Tp Buôn Ma Thuột, DakLak
Tel: 0500.3851009 - 3851010 - 3851011 - 3851012
Fax: 0500.3852250


Phòng kinh doanh: Đức

- Nhận yêu cầu đặt phòng, tiệc, cung cấp bảng giá bán sỉ-lẻ rượu, bia, nước giải khát các loại.
E-mail: taynguyenhotel@gmail.com - duc090977@gmail.com

NHÀ PHÂN PHỐI

Chuyên cung cấp sỉ, lẻ Bia, Rượu, Nước giải khát

- Bia Sài Gòn các loại

- Bia Heineken, Tiger, Larue các loại

- Nước ngọt Pepsi

- Nước ngọt Cocacola

- Nước khoáng thiên nhiên Vital

Điện thoại đặt hàng và ký kết hợp đồng tiêu thụ: 0903584945 (A. Hạnh Giám đốc)

GIÁ PHÒNG NGỦ NĂM 2012

Loại phòng

Khách Việt Nam

(VND/phòng/ngày)

Khách nước ngoài

(VND/phòng/ngày)

Ghi chú

Phòng 1 khách

250.000

300.000

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 1 sao

Phòng 2 khách

340.000

400.000

Phòng 3 khách

390.000

460.000

Phòng 4 khách

520.000

- Giá trên bao gồm ăn sáng, VAT.

- Thời gian trả phòng là 12h

- Với khách đoàn đi với số lượng đông vui lòng liên hệ trực tiếp tiếp tân hoặc phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết giá ưu đãi với khách đoàn.

NHÀ HÀNG

Phục vụ tiệc liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị và cơm thường cho khách đoàn. Phục vụ điểm tâm sáng, café giải khát hàng ngày.

Giá tiệc: 180.000VND -> 300.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Cơm thường: 60.000VND -> 80.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Ăn sáng: 25.000VND/pax. (gồm; Bún bò-giò, Hủ tiếu, hủ tiếu bò kho, Bánh canh…phục vụ hàng ngày)

Gải khát: 10.000VND/ly (Áp dụng cho tất cả đồ uống)

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết thực đơn các loại

Nhà hàng – Khách sạn Tây Nguyên rất hân hạnh được phục vụ

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Hùng vĩ thác Tây Nguyên

Tây Nguyên không chỉ có cà phê, có "cái nắng", " cái gió" mà còn ôm trong mình những con thác to lớn, nguyên sơ, hoang dại.

Một lần được tận mắt thấy những bức tường nước đổ từ trên cao xuống, tận tai nghe tiếng reo vui của gió, nước và đá hòa quyện, bạn như trút bỏ bao ưu phiền của cuộc sống và nhập mình vào bản hoà ca bất tận của đại ngàn và những huyền thoại tình yêu. Cảm giác bất tử xâm chiếm cả tâm hồn.
Huyền thoại thác khói
Đến Đak Lak và Đak Nông để thăm hệ thống bốn dòng thác trên sông Sêrêpok: Gia long, Trinh Nữ, D"raysapDray nur, bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Cách thành phố Buôn Mê Thuột hơn 30 km, thuộc huyện Krông Nê tỉnh Đak Nông, thác D’raysap là thác lớn và đẹp.
Theo tiếng Êđê, D"raysap có nghĩa là thác khói. Tục truyền rằng, H"Mi người con gái dân tộc Êđê, ngày ngày cùng người yêu đi làm rẫy. Một hôm trong lúc đang say sưa công việc 2 người trông thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn như chiếc nồi đồng, râu dài, răng nhọn và toàn thân có vẩy lấp lánh như ánh bạc, đang bay lượn trên trời. Trong lúc gió nổi lên cuồn cuộn, cây cối ngả nghiêng, quái vật lao thật mạnh và cắm vòi xuống đất, xòe đôi cánh lớn phun nước làm thành cơn mưa dữ dội rồi bay đi mất. H’Mi trong cơn khiếp đảm đã tan vào mây mù. Còn chàng trai thì biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là thác khói D’raysap.
Thỉnh thoảng, người dân lại nhìn thấy từ trên trời phía đầu thác có một đám mây trắng giống hình cô gái đang sà xuống ôm ấp lấy thân cây cổ thụ kia. Cứ mỗi lần đám mây kỳ diệu ấy xuất hiện thì ở vùng thượng nguồn con thác lại có mưa to và gió giật.
Nhìn từ xa, con thác uốn người trên những rẻo cao và ầm ầm đổ mình xuống mặt nước từ vách đá 30 mét trông giống như vòi của con voi khổng lồ đang phun nước hung dữ. Bức tường nước tràn trề đổ xuống những tảng đá lởm chởm ở dưới, văng bọt trắng xoá và tung lên những đám khói hơi nước, lồng trong tiếng ầm ầm, vang dội mà cả cây số trước khi xuống chân thác bạn có thể nghe và thấy ướt người.
Đứng dưới chân thác, bạn lọt thỏm giữa rừng già nguyên sơ với những cây cổ thụ cao ngất trời, những tảng đá sừng sửng, vang vọng đâu đây bản tình ca của huyền thoại về một tình yêu bất tử lung linh cùng những tia nắng xuyên qua thác vẽ nên những sắc cầu vòng kỳ ảo làm cho cảnh đẹp đến nao lòng.
Những hang động kỳ thú
Không xa D"raysap bao nhiêu, ngọn Dray nur cũng ầm ầm đổ nước. Điều thú vị và hấp dẫn của Dray nur là du khách có thể khám phá hang động, trải qua cảm giác mạnh trong lòng thác và đặc biệt khi được dòng nước của núi rừng Tây Nguyên massage, cảm giác thích thú không nơi nào bằng.
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Dray nur là sự hùng tráng của nó. Thác nước gần 30 mét đổ xuống lòng sông sâu thẳm tung nước trắng xoá. Với chiều dài 200m nối liền từ bờ Đak Lak sang bờ Đak Nông ta không khỏi choáng ngợp trước sức mạnh của dòng chảy và lượng nước khổng lồ như muốn nghiền nát tất cả mọi thứ. Dray nur nằm trên dòng chảy của sông Krông Ana (sông Cái). Từ đây bạn có thể vượt sông để thăm D"raysap nằm trên sông Krông nô (sông đực).
Sông Serêpok vốn là sự hoà hợp của 2 dòng sông này. Truyện kể rằng, ngày ấy có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một người con gái bên kia sông. Hai người quen nhau rất lâu gia đình hai bên mới biết. Hai dòng họ vốn hiềm khích với nhau nên không cho phép con mình lấy nhau. Đấu tranh mãi cho tình yêu mà vẫn bị ngăn cấm, trong một đêm trăng sáng giữa đại ngàn sâu thẳm bên dòng Sêrêpok cuộn trào, đôi trai gái trẻ đã nhảy xuống sông để được cùng bên nhau mãi mãi. Đêm hôm đó trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao. Những người dân trong nhà nghe tiếng thét của núi rừng, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy dòng sông chia thành 2 nhánh, ngăn cách đường qua lại của 2 dòng họ. Kể từ đó hình thành nên dòng sông đực và cái cuốn trong mình 2 ngọn thác hùng vĩ tượng trưng cho tình yêu bất diệt.
Khi khám phá hang động ở đây, bạn cần phải có đèn pin để vào vì hang động ăn sâu vào lòng đất nên rất tối. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều dơi bên trong. Buổi chiều hàng nghìn con dơi kêu thất thanh bay vào trong hang động gây cảm giác rờn rợn, lạ và thú vị.
Nếu muốn tìm cảm giác mạnh bạn nên khám phá bên trong lòng thác. Chỉ cần một áo phao là bạn có thể làm được dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhân viên quản lý thác. Bên ngoài có những thợ lặn túc trực để đề phòng những chuyện bất trắc.
Vượt qua vách đá có dòng thác đổ xuống mới cảm nhận được vẻ hùng vĩ của "thác nước lớn nhất Tây Nguyên". Dòng sông Sêrêpok đang chảy từ Thuỷ điện Buôn Kuốp đến đây bất ngờ đổi dòng. Một ghềnh đá dài hơn 200m bắt từ bờ Đak Lak sang bờ Đak Nông vươn ra phía trước đổ nước từ 30m xuống lòng sông. Phía dưới ghềnh đá là một khoảng trống hơn 3000m2 tạo nên hang động ăn sâu vào lòng đất. Đứng dưới ghềnh đá, tiếng ầm của con nước khổng lồ át tất cả tiếng chim muông, tiếng vang từ hang động sâu thẳm. Bức tường nước trước mặt gội rửa đi bao lo toan phiền muộn. Cảm giác vui thích còn được tăng lên khi bạn tìm đến những phiến đá dưới dòng nước đổ, nằm trần mình để những cột nước massage. Nhân viên ở đây sẽ chỉ cho du khách những chỗ thích hợp.
Thác Trinh Nữ và Gia Long
Thác Trinh Nữ nằm cách trung tâm huyện CưJut 1km về hướng tây. Nằm ở thượng nguồn dòng Krông Nô, thác nổi lên như một vật cản với những dãy đá bazan lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ. Không "dữ dằn" như thác "vợ", thác "chồng", dòng Trinh Nữ tỏ ra hiền hoà và "dịu dàng". Cảnh vật yên bình và tĩnh lặng.
Những phiến đá to cao chót vót, những sợi dây rừng bện vào nhau. Theo con đường tam cấp bằng đá, bạn có thể men theo dòng nước chiêm ngưỡng cảnh trí non nước hoà quyện vào nhau. Mỏi chân, bạn có thể nghỉ chân bên những nhà chòi Tây Nguyên để nghe sự tích "Trinh Nữ", về câu chuyện buồn của một cô gái Êđê đang độ xuân thì, do trắc trở trong chuyện tình duyên đã tìm đến cái chết nơi ngọn thác.
Nằm phía trên 2 thác "vợ", " chồng" là thác Gia Long. Sự tích về Gia Long không gắn với tình yêu mà gắn với vua chúa. Ngày trước vua Gia Long đã cho xẻ núi làm một con đường rất đẹp lên thác. Trong thác có hồ tắm tiên là nơi vua quan thư giãn. Hồ rộng khoảng 100m2 trong xanh, yên ả với những cơn gió rừng lao xao cùng tiếng chim hót lảnh lót đâu đây làm cho cảnh vật thêm kỳ bí, huyền ảo. Thác Gia Long cao 50m, với chiều rộng của sông Sêrêpok khoảng 100m tràn ngập cả lưu vực thác tạo nên vẻ uy nghi, hùng tráng được bao quanh bởi những cây đại thụ rủ bóng xuống mặt hồ trầm ngâm, rêu phong, cổ tích. Dấu vết của vua chúa, của thời gian còn hằn ghi lại trên thác tạo cho bạn cảm giác hoài cổ mông lung.
Ngoại trừ thác Dray Nư thuộc tỉnh Đak Lak, ba thác còn lại nằm ở địa phận tỉnh Đak Nông. Vì mới tách khỏi tỉnh Đak Lak nên hạ tầng của Đak Nông hầu như chưa có gì. Vì thế, nếu làm một chuyện khám phá thác, bạn nên chọn điểm tập kết ở TP Buôn Mê Thuột (rồi từ đó đi thác). Các thác này cách trung tâm TP Buôn Mê Thuột không quá 40km, gần hơn nhiều nếu khởi hành từ thị xã Gia Nghĩa (Đak Nông).
Đại ngàn Tây nguyên có bao điều kỳ bí, hùng vỹ về thiên nhiên, về con người. Những dòng thác là tượng trưng cho sức sống cho tâm linh ở đây, hùng tráng, kiều diễm và mời gọi khám phá. Đến để cảm nhận, bạn sẽ thấy bao điều hấp dẫn và giá trị.
Các món đặc sản của Tây Nguyên là các món thịt rừng, cơm lam, rượu cần… Có thể mua cà phê, khô nai, khô bò, măng khô, mật ông về làm quà. Đặc biệt, sầu riêng và bơ ở TP Buôn Mê Thuột rất ngon và rẻ.

Nguồn: http://taynguyennews.net

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Lịch Sử Tỉnh Đăk Lăk

    Tỉnh Đăk Lăk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào. Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đăk Lăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đăk Lăk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng. Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng. Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đăk Lăk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã:
      1. Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Đrai Sap (5 xã). 2. Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3 xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam Ka (2 xã). 3. Quận M'Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã), Krong Pa (4 xã). 4. Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã). 5. Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).
    Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã. Tỉnh Đăk Lăk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn nhất Việt Nam (19.800 km²), gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 13. St

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

5 điểm du lịch gây tò mò nhất thế giới

Ở những nơi khác nhau trên trái đất có rất nhiều hiện tượng, địa điểm tạo nên sự kì thú thậm chí vẫn còn là lời bỏ ngỏ cho biết bao nhà khoa học.
Nhưng trên tất cả những nơi này rất đáng cho một chuyến du lịch khám phá thú vị.
 
Cánh cửa địa ngục
 
Điểm du lịch kì bí này nằm ở thị trấn nhỏ Darvaz, Uzbekistan và được người dân địa phương gọi là "cánh cửa địa ngục". Nguồn gốc của cánh cửa đặc biệt này bắt nguồn từ một cuộc thăm dò khí gas của các nhà địa chất học cách đây 35 năm.
 
 
Trong quá trình thăm dò, bỗng nhiên người ta tìm thấy một cái hố cực sâu, sâu đến nỗi không một thiết bị thăm dò nào có thể với tới được. Và không ai có đủ can đảm để thám hiểm bởi bên dưới hố ngập đầy khí gas.
 
Cuối cùng người ta quyết định đánh lửa để khí gas độc khỏi thoát ra ngoài và ngọn lửa cứ thế duy trì không hề ngừng nghỉ trong suốt 35 năm qua. Người ta không thể ước tính nổi bao nhiều tấn gas đã tiêu tốn để duy trì ngọn lửa này và dường như nó là vô tận.
 
Những chiếc hố bí ẩn ở Nga
 
Từ cuối thập kỷ 80, một hiện tượng lạ đã xảy ra ở các khu rừng rậm ở nước Nga. Người ta tìm thấy những hố đen sâu thẳm ở trong rừng nơi mà không một thiết bị khoan đào nào có thể tiếp cận tới.
 
 
Và đã có những người cất công thám hiểm sâu vào trong lòng hố nhưng kết quả thu về vẫn là con số không tròn trĩnh. Cho đến nay, không ai có thể lý giải được về nguyên nhân xuất hiện và mục đích sử dụng của những chiếc hố kì lạ này.
 
Miệng địa ngục
 
Năm 1962, lửa đã bén vào một mỏ than antraxit ngầm và gây nên một đám cháy tại thị trấn Centralia(Pennsylvania).
 
 
Ngọn lửa đã được dập tắt thành công, nhưng sâu trong lòng đất than vẫn âm thầm được đốt cháy và tạo ra rất nhiều khói độc hại đến nỗi vào năm 1984 chính quyền thành phố đã quyết định tản cư ra khỏi đây.
 
Ngày nay, Centralia trở thành một thị trấn hoang vắng đến ghê rợn. Những ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy và người ta ước tính rằng than vẫn còn đủ duy trì ngọn lửa suốt 250 năm nữa.
 
Đồi thánh giá ở Lithuania
Điều chắc chắn rằng đây không phải là một nghĩa địa nhưng có tới 50000 cây thánh giá. Sự xuât hiện của các cây thánh giá bắt nguồn từ một niềm tin rằng ai sở hữu được cây thánh giá trên ngọn đòi này sẽ gặp rất nhiều may mắn nên hàng ngàn người đã đến và cắm lên đủ loại hình dáng thánh giá.
 
 
Tập tục này có nguồn gốc từ những người ngoại đạo và xuất hiện từ trước khi Đạo Thiên Chúa lan truyền tới Lithuania và Nga.
 
Thị trấn ma chôn vùi trong cát
 
Kolmanskop là một thị trấn ma ở phía Nam Namibia, cách cảng Luderitz một vài cây số vào sâu trong nội địa. Vào năm 1808, cảng Luederitz rơi vào một cơn sốt kim cương và nhanh chóng người người đổ xô về vùng sa mạc Namib với hy vọng đổi đời.
 
 
Trong vòng hai năm, thị trấn trở nên khang trang và sôi động bởi sự xuất hiện của một sòng bài, trường học, bệnh viện, các ngôi biệt thự. Tất cả đều được xây dựng trên nền cát sa mạc cằn cỗi. Cho đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì nguồn kim cương ở đây cũng dần cạn kiệt khiến thị trấn dần rơi vào quên lãng và bị hoang mạc hóa.
 
Song cửa sắt, khu vườn đẹp đẽ cả những con đường nhỏ đều bị chôn vùi dưới cát. Những bản lề cửa sổ lâu ngày khống sử dụng dưới làn gió phát ra những âm thanh ghê rợn giữa mênh mông cát và một thị trấn ma ghê rợn mới được hình thành.
Sưu tầm

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI
Nước khoáng thiên nhiên Vital

Bia Sài Gòn các loại

Nước ngọt Pepsi

Sản phẩm rượu Bình Tây

Nước ngọt Chương Dương

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên