Khách sạn Buôn Ma Thuột

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DU LỊCH TÂY NGUYÊN

KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN – BUÔN MA THUỘT

TAYNGUYEN TRADE - TOURISM JOINT STOCK COMPANY
Add: 108-110 Lý Thường Kiệt, Tp Buôn Ma Thuột, DakLak
Tel: 0500.3851009 - 3851010 - 3851011 - 3851012
Fax: 0500.3852250


Phòng kinh doanh: Đức

- Nhận yêu cầu đặt phòng, tiệc, cung cấp bảng giá bán sỉ-lẻ rượu, bia, nước giải khát các loại.
E-mail: taynguyenhotel@gmail.com - duc090977@gmail.com

NHÀ PHÂN PHỐI

Chuyên cung cấp sỉ, lẻ Bia, Rượu, Nước giải khát

- Bia Sài Gòn các loại

- Bia Heineken, Tiger, Larue các loại

- Nước ngọt Pepsi

- Nước ngọt Cocacola

- Nước khoáng thiên nhiên Vital

Điện thoại đặt hàng và ký kết hợp đồng tiêu thụ: 0903584945 (A. Hạnh Giám đốc)

GIÁ PHÒNG NGỦ NĂM 2012

Loại phòng

Khách Việt Nam

(VND/phòng/ngày)

Khách nước ngoài

(VND/phòng/ngày)

Ghi chú

Phòng 1 khách

250.000

300.000

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 1 sao

Phòng 2 khách

340.000

400.000

Phòng 3 khách

390.000

460.000

Phòng 4 khách

520.000

- Giá trên bao gồm ăn sáng, VAT.

- Thời gian trả phòng là 12h

- Với khách đoàn đi với số lượng đông vui lòng liên hệ trực tiếp tiếp tân hoặc phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết giá ưu đãi với khách đoàn.

NHÀ HÀNG

Phục vụ tiệc liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị và cơm thường cho khách đoàn. Phục vụ điểm tâm sáng, café giải khát hàng ngày.

Giá tiệc: 180.000VND -> 300.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Cơm thường: 60.000VND -> 80.000VND/pax (thực đơn 5 món + tráng miệng)

Ăn sáng: 25.000VND/pax. (gồm; Bún bò-giò, Hủ tiếu, hủ tiếu bò kho, Bánh canh…phục vụ hàng ngày)

Gải khát: 10.000VND/ly (Áp dụng cho tất cả đồ uống)

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp phòng kinh doanh để biết thêm chi tiết thực đơn các loại

Nhà hàng – Khách sạn Tây Nguyên rất hân hạnh được phục vụ

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

THƯ NGỎ KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN BUÔN MA THUỘT

THƯ NGỎ KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN BUÔN MA THUỘT

COÂNG TY COÅ PHAÀN KHAÙCH SAÏN TAÂY NGUYEÂN
         Add: 110 Lyù Thöôøng Kieät – Tp Buoân Ma Thuoät – DakLak
            Tel: 0500.3851009 – 3851010 – 3851011 – 3851012 ; Fax: 0500.3852250

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
THƯ NGỎ
Kính gửi: Quý Khách hàng
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Công ty, Quý Khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng!
Công ty chúng tôi là một trong những Doanh nghiệp kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng và Thương mại. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Dịch vụ và Thương mai, Công ty đã không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay Công ty chúng tôi đang là Nhà phân phối của các hãng Bia-Rượu-NGK Sài Gòn, Pepsi, Chương Dương, Nước khoáng thiên nhiên Vital. Nay Công ty chúng tôi trân trọng gửi đến Quý Công ty thư ngỏ này với mong muốn Quý Công ty có thêm sự lựa chọn và chúng tôi có thêm khách hàng thân thiết mới.
BẢNG GIÁ BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT
Bảng giá chỉ áp dụng cho thời điểm hiện tại (tháng 8/2011), để có bảng giá mới nhất vui lòng liên hệ phòng kinh doanh.
TT
Teân Haøng
ÑV tính
Giaù baùn
Ghi chuù
Bia Saøi Goøn



1
Bia 450NT (traéng)
keùt
          96,000

2
Bia 355XK (ñoû)
keùt
        122,000

3
Bia Special 330(xanh luøn)
keùt
        152,000

4
Bia 333 lon
thuøng
        170,000

Bia Heneiken



1
Heneiken chai
keùt
        313,000

2
Heneiken lon
thuøng
        345,000

Röôïu



1
Rượu Vina Vodka ln
thuøng
        550,000

2
Rượu Vina Vodka nh
thuøng
        510,000

Nöôùc suoái



1
Nước Sui Vital 350ml
thuøng
          69,000
 (Mua 10 tặng 1) 
2
Nước Sui Vital 500ml
thuøng
          77,000
 (Mua 10 tặng 1) 
3
Nước Sui Vital 1.500ml
thuøng
          77,000
 (Mua 10 tặng 1) 
Nöôùc ngoït Pepsi caùc loaïi



1
Cam eùp - lon (CAN 320)
thuøng
            154,000

2
Cam eùp - chai thuûy tinh (RGB 240)
keùt
              77,000

3
Cam eùp - chai nhöïa (PET 350)
thuøng
            150,000

4
Pepsi - lon (CAN 330)
thuøng
            148,000

5
Pepsi - chai thuûy tinh (RGB 285)
keùt
              64,000

6
7 Up - lon (CAN 330)
thuøng
            148,000

7
7 Up - chai thuûy tinh (RGB 300)
keùt
              64,000

8
Pepsi/7Up - chai nhöïa (PET 500)
thuøng
            140,000

9
Pepsi/7Up/Mir - chai nhöïa (PET 1500)
thuøng
            163,000

10
Sting traw-chai thuûy tinh (RGB 240)
keùt
              97,000

11
Sting traw - lon (Can 250)
thuøng
            135,000

12
Sting traw - chai nhöïa (PET 330)
thuøng
            150,000

13
7Up Revive - chai nhöïa (PET 500)
thuøng
            153,000


Thời gian và hình thức thanh toán linh hoạt, giao hàng tận nơi, đáp ứng nhanh các yêu cầu đặt hàng. Đặc biệt giá cả hoàn hảo nhất có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Khi Quý Công ty có nhu cầu hợp tác hoặc muốn biết thông tin chi tiết các sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với Công ty chúng tôi qua E-mail: taynguyenhotel@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp. Rất mong được hợp tác và phục vụ.
Chân thành cảm ơn Quý Công ty đã quan tâm đến Thư ngỏ này.


Liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN TÂY NGUYÊN
110 Lý Thường Kiệt, Tp Buôn Ma Thuột, DakLak.
Hotline Liên hệ đặt hàng và ký kết hợp đồng: 0903584945 (A. Hạnh – Giám đốc)
Phòng kế toán: 0500.3811705.
Fax: 0500.3852250

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Lăng Bác được thiết kế như thế nào?

Ngay sau ngày Hồ Chủ tịch qua đời, việc xây dựng Lăng của Người đã trở thành mong mỏi của toàn Đảng, toàn dân, như một cách bày tỏ ý nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng của Người. Vì thế, sau lễ tang Bác, "Ban phụ trách qui hoạch A" gồm các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài… đã nghiên cứu qui hoạch về việc xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch.
Công trình là thể hiện ý Đảng, lòng dân
Trong phiên họp ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị quyết định phải thực hiện tốt nhất nhiệm vụ gìn giữ lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và việc xây dựng Lăng của Người phải đảm bảo chống được các biến động của khí hậu, thời tiết, phòng chiến tranh, thể hiện được tính dân tộc mà hiện đại, thuận tiện cho mọi người đến thăm viếng.
Tháng 1/1970, cùng với việc cử Đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế Lăng Bác, Chính phủ Liên Xô cũng thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng.
Bản "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra sau một tuần đã được Bộ Chính trị thông qua, đánh dấu mốc lịch sử đầu tiên của thời kỳ chuẩn bị thiết kế Lăng. Các bạn Liên Xô cũng đã chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng, cho thấy tinh thần làm việc nghiêm túc, tri thức khoa học và cả tình cảm đặc biệt mà nhân dân Liên Xô dành cho Bác Hồ.
Tin xây dựng Lăng Bác lan truyền trong nhân dân, nên có rất nhiều thư ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi về bày tỏ ý kiến đóng góp.
Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua, để tổ chức đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng và trưng bày các mẫu đó, lấy ý kiến của nhân dân. Cuộc vận động đã nhận được hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh:T.H..

Chỉ từ tháng 5/1970 tới 8/1970, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 phương án thiết kế và Hội đồng sơ tuyển đã lựa được 24 phương án, đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. Có tới 745.487 lượt người tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến, cho thấy chủ trương vận động quần chúng tham gia thiết kế và đóng góp ý kiến là sáng suốt.
Bên cạnh ý kiến về các phương án trưng bày, còn có những ý kiến về vị trí Lăng: Có người đề nghị Lăng nên nằm trong vườn Phủ Chủ tịch gần nhà sàn, có người muốn Lăng đặt trước Phủ Chủ tịch, có ý kiến muốn Lăng xây gần Tam Đảo, gần Đền Hùng, hoặc ở quê hương Bác…
Kết thúc đợt triển lãm, đoàn cán bộ Việt Nam mang theo bản "thiết kế sơ bộ" đã tổng hợp các ý kiến của nhân dân sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc trên tinh thần hợp tác và khẩn trương, phương án thiết kế sơ bộ của ta đã được bạn đồng ý.
Lăng được thiết kế có độ bền vững cao, đủ khả năng chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter, có công trình bảo vệ đặc biệt để ngăn không cho nước tràn vào nếu Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Thiết kế đưa thêm "buồng đặc biệt" để khi có chiến tranh, vẫn giữ được thi hài tại chỗ.
Do việc thiết kế đã mất 2 năm, nên dự định hoàn thành Lăng vào năm 1971 không thực hiện được. Đảng và Chính phủ Liên Xô đã cử các cán bộ đầu ngành, những chuyên gia xuất sắc sang Việt Nam, như đồng chí I-xa-co-vích Ga-ron - một kiến trúc sư nổi tiếng từng nhận Giải thưởng Quốc gia, phụ trách kiến trúc sư trưởng của đồ án; bộ đội công binh Liên Xô đảm nhiệm công trình bảo vệ đặc biệt và ngành du hành vũ trụ thiết kế và chế tạo thiết bị quan tài …
Ngày 3/11/1971, Ban phụ trách xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thành lập, do Phó Thủ tướng Đỗ Mười làm Trưởng ban. Ngày 5/2/1972, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương tham gia xây dựng Lăng Bác, mà lực lượng nòng cốt là Bộ Kiến trúc và Bộ Quốc phòng.
Nhưng đúng lúc công việc đang tiến hành, thì ngày 16/4/1972, Mỹ đã cho máy bay bắn phá miền Bắc, trọng điểm là Hà Nội và Hải Phòng. Tình thế này buộc Bộ Chính trị quyết định dừng việc xây dựng Lăng, để nhân dân cả nước dồn sức đánh bại kẻ thù.
Nhưng ngay khi Hiệp định Paris được ký kết, việc xây dựng Lăng đã tiếp tục được khởi động. Tối 29/1/1973, chỉ 1 ngày sau khi Hiệp định được công bố, Ban phụ trách xây dựng Lăng đã họp để truyền đạt chỉ thị của đồng chí Trường Chinh, nhắc nhở các lực lượng xây dựng Lăng "Không được phép nghỉ ngơi, không cho phép chậm trễ". Để rồi, 2/9/1973, lễ khởi công xây dựng Lăng Bác, công trình văn hóa và lịch sử của đất nước đã diễn ra trong sự trông đợi của mọi người.
"Ngôi nhà của Bác" - nơi hội tụ những tấm lòng
Vượt lên hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau chiến tranh, các cán bộ chuyên môn của Nhà máy Xi măng Hải Phòng đã tập trung sức lực, trí tuệ để nghiên cứu loại xi măng đặc biệt dùng cho công trình. Hàng vạn mét khối đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái) về Ba Đình.
Hàng trăm xe cát lựa chọn từ Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Xuyên (Thái Nguyên) được đưa về Hà Nội. Nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên và Quảng Nam - Đà Nẵng, Bộ đội Trường Sơn cũng gửi những cây gỗ quí hiếm mấy trăm năm tuổi đóng góp dựng Lăng. Hai vạn miếng đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn đã đi từ đất nước của Lênin đến Ba Đình, để trang trí cho Lăng Bác.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Toàn bộ khối Lăng được kết cấu bằng đá của các miền đất nước.
Mặt ngoài Lăng và nền, các bậc thang được ốp đá hoa cương. Chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" trên nóc Lăng được ghép bằng đá ngọc Cao Bằng. Cửa chính ốp đá đen bóng. Các tường và cột bằng đá cẩm thạch, riêng tường chính tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tươi, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" và chữ ký của Bác đều mạ vàng rực rỡ.
Phòng Bác nằm ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá cờ Đảng và cờ Tổ quốc lớn, được ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc lấy từ dãy núi trùng điệp của Thanh Hóa, búa liềm và sao năm cánh được ghép bằng đá cẩm vân vàng sáng.
200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ do đồng bào và chiến sĩ miền Nam gửi ra, do các thợ mộc giỏi của Nam Hà, Hà Bắc, Nghệ An thi công. Cánh cửa vào phòng thi hài Bác do 2 bố con người thợ nổi danh ở làng Gia Hòa đóng với những kỹ xảo điêu luyện.
Chiếc giường Bác nằm trong Lăng là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật đỉnh cao của những người thợ bậc thầy ở 2 nước Việt - Xô. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, 3 mặt giường lắp kính có độ an toàn cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng đặc biệt gồm 20 loại đèn nhiều tia có thiết bị điều chỉnh ánh sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy nâng, hạ tự động…
Có thể nói rằng, đến Lăng Bác, là đến một nơi hội tụ những tấm lòng của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đặc biệt là của nhân dân Liên Xô, đã dành cho Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh


Dạ Miên
Nguồn: http://www.cand.com.vn

Điểm du lịch Đắk Lắk

Thác Krông Kmar
Vị trí: Từ trung tâm huyện Krông Bông ngược về phía dãy Chư Yang Sin khoảng 3 cây số, bạn sẽ gặp một thắng cảnh đẹp của Đắk Lắk đó là thác Krông Kmar.
Đặc điểm: Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân núi, tạo thành thác Krông Kmar mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng mà ai đã một lần đến đây hẳn sẽ còn nhớ mãi.
Xem chi tiết >>
Thác Thủy Tiên
Vị trí: Thác Thủy Tiên nằm cách xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk khoảng 7km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Thác Thủy Tiên là một thắng cảnh nên thơ đã được nhiều người biết đến. Đúng như tên gọi của nó, thác Thủy Tiên mang một vẻ đẹp thơ mộng làm đắm lòng du khách bốn phương.
Xem chi tiết >>
Hang đá Dak Tuar
Vị trí: Hang đá Dak Tuar nằm cạnh dòng thác Dak Tuar, cách trung tâm xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk về phía thượng nguồn chừng 6km.
Đặc điểm: Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh.
Xem chi tiết >>
Tháp Chăm Yang Prong
Vị trí: Tháp Yang Prong nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Đặc điểm: Tháp còn có tên là tháp Chàm Rừng Xanh thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại).
Xem chi tiết >>
Vườn quốc gia Yok Đôn
Vị trí: Vườn quốc gia Yok Đôn thuộc huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40km về phía tây bắc.
Đặc điểm: Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất nước ta với tổng diện tích 115.545ha.
Xem chi tiết >>
Hồ Lắk
Vị trí: Hồ Lắk nằm trên tuyến đường giao thông giữa thành phố Buôn Ma Thuột và Ðà Lạt, thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56km về phía nam theo quốc lộ 27.
Đặc điểm: Hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng Tây Nguyên. Hồ vừa là nơi cung cấp nhiều cá, vừa là hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương, đồng thời còn làm cho khí hậu ở đây thêm phần mát hơn.
Xem chi tiết >>
Công viên nước Đăk Lăk
Vị trí: Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 4km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Công viên nước Đắk Lắk là nơi có nhiều trò chơi nhất hiện nay tại khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Xem chi tiết >>
Hoa viên Buôn Ma Thuột
Vị trí: Nằm tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đặc điểm: Hoa viên Buôn Ma Thuột rất gần với các khách sạn, nhà nghỉ trong thành phố.
Xem chi tiết >>
Đèo Phượng Hoàng
Vị trí: Đèo Phượng Hoàng nằm trên quốc lộ 26, giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Đặc điểm: Dải núi đất được thiên nhiên tạo nên tựa hồ như cánh chim phượng, nên mang tên Phượng Hoàng.
Xem chi tiết >>
Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk
Vị trí: Thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đặc điểm: Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk trưng bày các hình ảnh và hiện vật lịch sử, văn hóa đời sống của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Xem chi tiết >>
Buôn Ako Dhong
Vị trí: Buôn Ako Dhong (người ta thường gọi là Cô Thôn) nằm về phía bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng trên dưới 2km.
Đặc điểm: Buôn Ako Dhong có số dân gần 300 người với hơn 30 hộ, đa số là các dân tộc Ê Đê, M'Nông.
Xem chi tiết >>
Buôn Jun
Vị trí: Thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk.
Đặc điểm: Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ.
Xem chi tiết >>
Khu du lịch Hồ - Đồi Thông Cư Dluê
Vị trí: Khu du lịch Hồ - Đồi Thông Cư Dluê nằm ở phía bắc phường Khánh Xuân, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 6km về hướng tây.
Đặc điểm: Đến với khu du lịch Hồ - Đồi Thông Cư Dluê, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.
Xem chi tiết >>
Thác Bảy Nhánh
Vị trí: Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N'DRêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35km về hướng tây bắc.
Đặc điểm: Thác Bảy Nhánh là một thắng cảnh đẹp, một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời của tỉnh Đắk Lắk.
Xem chi tiết >>
Khu du lịch hồ Ea Kao
Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 12km theo hướng đông nam.
Đặc điểm: Hồ Ea Kao là một khu du lịch được xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
Xem chi tiết >>

Nguồn http://www.web-du-lich.com

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Rượu cần - một nét văn hóa Tây Nguyên

Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo bo, kê...để tế lễ các đấng tối cao trong năm.
Các hội hè của buôn làng hay hội họp mang tính chất riêng tư của gia đình, rượu buôn luôn là thứ quan trọng nhất để... mở đầu câu chuyện. Thường họ dành hết phân nửa số lúa thu hoạch được trong năm để làm rượu dù cho họ không dư giả gì mấy.
Rượu Ba Na được các dân tộc ở Tây Nguyên khen là ngon nhất, sau đó mới là rượu của người Ê-đê và Xơ-đăng.
Rượu cần Tây Nguyên uống bằng cần. Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng “khoái” uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết.
Ở Tây Nguyên, mỗi lần có lễ lớn như lễ bỏ mả, lễ ăn cơm mới, đều cử hành rất lớn ở nhà làng (nhà rông). Họ đánh cồng chiêng, nhảy múa, ca hát rồi ăn thịt trâu nướng, uống rượu cần say túy lúy. Các trai làng, gái làng ăn mặc nhiều loại trang phục có nhiều hoa văn sặc sỡ và hát cho nhau nghe những bài hát chan chứa ân tình:
Anh ở bên này ghè rượu,
Vít cần trúc cong cong thành một nửa bầu trời
Thành một nửa trái tim mơ hồ gọi
Một nửa còn bên ấy
Bạn tình ơi!
Bên này trái tim, bên ấy trái tim
Vòng ngực nổi cồn trên miệng ché
Rượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa.
Lửa phừng phừng bứt tượt áo nuk-kiar...
Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thế
Đường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng.
Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái nhâm nhi thịt trâu nướng mà không sợ mất vệ sinh.
Làm rượu cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché (ghè) độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì đổ thêm nước lã vào chứ không cất như rượu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon. Có người đem chôn rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống.
Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v... thì cũng làm theo cách trên.
Đồng bào Ba Na gọi rễ cây men là Hiam. Rễ này cùng với gừng, ớt được giã nhỏ, trộn với gạo rồi viên thành viên nhỏ. Hoặc lấy rễ dây men - loại dây có gai bò trên mặt đất giống như dây trầu - đem phơi khô, giã nhỏ với củ riềng hay củ gừng rồi cũng viên thành từng viên lớn như quả trứng gà so. Mỗi ché chỉ bỏ độ một viên men là đủ.
Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuống cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt!
Uống rượu, không phải uống sao cũng được. Nếu có khách đến nhà thì vấn đề “uống” là cả một nghi thức rườm rà. Họ tin rằng, rượu là do Trời (Yang) ban đến cho nên rượu phải được quý hóa trong việc dùng nó. Khi chủ nhà mang ché rượu bày ra giữa nhà tức thì các nhà lân cận cũng mang rượu đến chung vui cùng nhà có khách. Các ché rượu được buộc chặt vào các cây cột bằng gỗ hay bằng tre. Chủ nhà mới mở miệng ché lấy lá tranh vứt ra ngoài, đoạn cắm cây cần vào. Xong đâu đấy chủ nhà mới múc nước lã đổ vào ché cho đầy tràn, rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không có bỏ thuốc độc. Còn phía khách, trước khi uống, bao giờ cũng hút một ngụm rồi nhổ bỏ, vì theo tục xưa, để tránh tình trạng bị đầu độc. Sự đề phòng đã trở thành tục lệ. Ngày nay tục lệ này đã bỏ dần. Nghi thức uống rượu có thay đổi tùy theo mỗi dân tộc và mỗi địa phương. Sau đó, chủ nhà thay mặt cả gia đình chúc khách được sức khỏe, sống lâu và gặp nhiều may mắn, sinh con đẻ cái cho thật nhiều. Chủ nhà còn đưa tay phải nắm lấy cần, tay trái đặt tay lên miệng ché, lâm râm khấn rằng: “Mách ỏ rạ mách tổ ỏ rạ, ghệt am ỏ rạ...” có nghĩa “anh em vui vẻ ăn nhậu, xin anh em thương yêu nhau...”.
Qua những nghi thức đầu tiên, chủ khách cứ tiếp tục uống, vừa uống vừa chuyện trò vui vẻ. Rượu vơi đến đâu, chủ nhà múc nước lã đổ thêm vào đến đó. Nếu khách là người miền xuôi lên thăm, thì thật là:
Trường Sơn cao ngất rừng xanh
Quây quần hũ rượu, Thượng - Kinh chung cần
Rượu cần tuy nhẹ, dễ uống, nhưng uống nhiều, khách dễ bị đau đầu và có thể ngã lăn quay lắm...

Nguồn: mientrung.com

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI

SẢN PHẨM PHÂN PHỐI
Nước khoáng thiên nhiên Vital

Bia Sài Gòn các loại

Nước ngọt Pepsi

Sản phẩm rượu Bình Tây

Nước ngọt Chương Dương

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên

Bản đồ khu vực Khách sạn Tây Nguyên